7 điều cấm kỵ khi ăn hồng ngâm, cẩn thận tắc ruột
10/10/2018 08:25:26
1. Không ăn hồng ngâm lúc đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói sẽ kết tụ thành bã thức ăn trong dạ dày và rất khó tiêu hóa, điều này rất nguy hiểm cho đường ruột và dạ dày.
![]() |
2. Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi ăn khoai lang dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, hai thứ này khi gặp nhau sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.
![]() |
Thậm chí hình thành sỏi không hòa tan trong dạ dày rất nguy hiểm.
3. Không ăn hồng khi ăn canh cua
Cũng giống như khi ăn hồng với khoai lang, hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, lưu lại trong dạ dày lâu ngày sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
![]() |
4. Không ăn hồng sau khi ăn trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng khả năng rất cao gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Do đây là 2 thực phẩm có chứa thành phần kỵ nhau và không nên ăn chung.
![]() |
Ngoài ra, một số người mắc bệnh sau cần tránh xa hồng ngâm để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
5. Những người bị đường huyết phải tránh xa hồng ngâm
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên cao hơn so với khi bạn ăn những loại hoa quả khác.
![]() |
Đối với những bệnh nhân tiểu đường thì nên nói không với loại quả này, những người kém kiểm soát đường huyết cũng nên tránh ăn hồng ngâm.
6. Người thiếu máu không nên ăn hồng ngâm
Ăn hồng ngâm có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể do có chứa hàm lượng tanin khá cao. Do vậy, những người mắc bệnh thiếu máu thì hồng ngâm không khác gì một loại “quả độc”.
![]() |
7. Người có thể trạng kém không nên ăn hồng ngâm
Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này. Do hồng ngâm có thể gây bệnh tiêu hóa như tắc ruột hay tạo cảm giác nôn nao cho người ăn phải.
![]() |
Cụ thể hơn, hồng ngâm có vị chát, nên dễ bị kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non, sẽ bị tắc trong dạ dày và gây tắc ruột. Quả hồng ngâm cũng có tính hàn, không phù hợp với người bị cảm lạnh và suy nhược cơ thể.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe
Tin tức mới nhất
- Bài thuốc chữa vàng da
- Thói quen ăn uống gây loãng xương, thoái hóa khớp ở cả người trẻ
- Lương y bày 3 bí quyết dưỡng thận: Làm được 1 đã tốt, đủ cả 3 sẽ khỏe mạnh, sống thọ
- Nhiều người thường chủ quan bỏ qua loại ung thư này mà không biết rằng nó đã gây tử vong cho rất nhiều người nổi tiếng
- 3 việc gây hại cơ thể không nên làm sau khi ''yêu'': Rất nhiều người mắc mà không biết
- Viêm VA ở trẻ khi nào nguy hiểm?
Hỏi - Đáp
Đọc nhiều
-
Phát hiện virus khiến con người bị ngớ ngẩn
14/11/2016 14:14:38
-
Kĩ năng cần biết: Sơ cứu bỏng
14/11/2016 14:14:36
-
Luật mang thai hộ: Bệnh viện “bối rối” khi thực hiện
14/11/2016 14:14:43
-
6 tiêu chuẩn vàng cho một cơ thể khỏe mạnh
14/11/2016 14:14:43
-
11 siêu thực phẩm cực tốt giúp me bầu nhiều sữa sau sinh
14/11/2016 14:14:35
-
5 cách giúp con yêu chăm đọc sách
14/11/2016 14:14:35