Đột phá: Vắc xin cá nhân cho ung thư buồng trứng
17/04/2018 07:49:45
Nghiên cứu thí điểm trên 25 phụ nữ cho thấy việc lập trình lại các tế bào miễn dịch của chính họ để nhận diện khối u đã cải thiện căn bản khả năng sống thêm.
Gần 8/10 (78%) số phụ nữ được nhận vắc-xin cùng với thuốc miễn dịch trị liệu đã sống thêm được 2 năm, so với 44% số chỉ dùng thuốc.
TS Lana Kandalaft, Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: "Ung thư buồng trứng là một kẻ giết người thầm lặng mà khi được chẩn đoán thường đã ở giai đoạn muộn.
"Sự kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật thường là tiêu chuẩn điều trị trong chăm sóc ban đầu, nhưng 85% bệnh nhân tái phát và chỉ còn lại rất ít lựa chọn khác.
"Đã chứng minh được rằng khoảng 55% bệnh nhân ung thư buồng trứng có đáp ứng miễn dịch tự phát, và đáp ứng này thực sự tương quan với tỷ lệ sống thêm tốt hơn ở những bệnh nhân này."
Ung thư buồng trứng là ung thư phổ biến thứ sáu ở phụ nữ Anh, với hơn 7.400 ca mới mỗi năm.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở những người đã mãn kinh, với 82% trường hợp ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Tỷ lệ sống thấp vì chỉ có 15% khối u được phát hiện ở giai đoạn sớm. Mặc dù nghiên cứu đã đáp ứng tất cả các mục tiêu, nhưng nó không phải là một thử nghiệm ngẫu hóa, có đối chứng giả dược và các nhà nghiên cứu đang muốn bắt đầu thử nghiệm lớn hơn. Nhưng họ tin tưởng việc điều trị có thể nhanh chóng được áp dụng trên lâm sàng nếu được chứng minh là hiệu quả.
Vắc xin được tạo ra bằng cách lấy các tế bào miễn dịch từ máu của bệnh nhân, sau đó cho tiếp xúc với chất liệu từ khối u để huấn luyện chúng xác định và thâm nhập các tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tế bào miễn dịch chống ung thư được cơ thể sản xuất nhiều hơn có liên quan với khả năng sống thêm nói chung, cho thấy vắc xin có hiệu quả.
Tại thời điểm một năm, 100% bệnh nhân được nhận vắc xin - tất cả đều bị ung thư giai đoạn cuối - vẫn còn sống so với chỉ 60% những người chỉ nhận được hai loại thuốc.
TS Kandalaft nói thêm: "Những bệnh nhân nhận được vắc xin đã tăng đáp ứng miễn dịch chống lại các khối u của chính họ".
"Chúng tôi không cho bệnh nhân bất kỳ loại thuốc hoàn toàn mới nào kết hợp với vắc xin cá nhân", bà lưu ý.
"Bevacizumab và cyclophosphamide vẫn được sử dụng thường quy để điều trị ung thư buồng trứng tái phát, tất cả những gì chúng tôi đã làm là bổ sung thêm vắc-xin. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có thể dễ dàng tích hợp liệu pháp miễn dịch cá nhân hóa này với điều trị chuẩn cho ung thư buồng trứng hiện nay".
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Cẩm Tú
Theo Telegraph
Tin tức mới nhất
- 7 thói quen bạn cần bỏ để phòng ngừa và giảm thiểu cơn đau lưng
- Ngăn ngừa bệnh do dùng máy lạnh
- Đây là lý do vì sao trẻ thích nằm ngủ chổng mông lên trời
- Thủy đậu vào mùa, cẩn thận khi gặp những dấu hiệu bệnh dưới đây
- Có những dấu hiệu này chứng tỏ thận của bạn đang gặp vấn đề
- Bị điện giật phải sơ cứu thế nào mới đúng cách, tránh biến chứng tàn phế?
Hỏi - Đáp
-
Coi chừng tác dụng phụ của thuốc tránh thai
18/04/2018 10:38:29
-
Ung thư cổ tử cung - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ
29/03/2018 01:30:00
-
Nguyên nhân gây đau nhức mắt
29/03/2018 07:30:00
-
Khắc phục chứng khô miệng ở người cao tuổi
23/03/2018 02:00:00
-
Khi nào nên siêu âm thai lần đầu?
12/03/2018 07:30:00
-
Mệt mỏi, chóng mặt có phải do thuốc?
06/03/2018 11:41:38
Đọc nhiều
-
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh thủy đậu cho trẻ trước mùa dịch
15/01/2018 08:30:00
-
Dị ứng sữa, làm sao để bổ sung canxi?
12/01/2018 09:04:12
-
Tại sao bị đau thắt lưng sau khi quan hệ?
18/01/2018 10:24:51
-
Cân nặng sẽ tự giảm chỉ với vài cốc nước ấm mỗi ngày
15/01/2018 09:00:00
-
Mệt mỏi, chóng mặt có phải do thuốc?
06/03/2018 11:41:38
-
7 điều về sex mà những người thông minh, sành cũng hiểu sai: Các nhà khoa học giải thích
19/03/2018 09:00:00