Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ‘giết người thầm lặng’ đái tháo đường
20/10/2021 09:10:00
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM, đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh mãn tính không lây đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân có thể là do di truyền trong gia đình, hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân, béo phì.
Thông thường, tuyến tụy trong cơ thể người tiết ra một hormon có tên là insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.
PGS.TS Đức cảnh báo, dân văn phòng là nhóm có nguy cơ cao mắc đái tháo đường do chế độ ăn uống không điều độ, ít dinh dưỡng nhưng quá thừa năng lượng, ít vận động, kèm theo áp lực công việc,...
“Bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện ở những người ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, béo phì,...”, PGS. Đức nhấn mạnh.
Mặc dù đái tháo đường không có dấu hiệu rõ ràng, song các bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn khuyến cáo một số biểu hiện để nhận biết căn bệnh này như sau:
Khát nước nhiều hơn bình thường. Nếu lượng đường quá cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đẩy nó ra cùng với nước và khiến bạn háo nước, không ngừng bị khát.
Đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn thường xuyên đi tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Tầm nhìn bị mờ. Giai đoạn tiền đái tháo đường thường liên quan đến việc tích đường trong máu. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn và khiến bạn khó nhìn hơn.
Viêm nướu. Các chuyên gia cho biết, nướu thường bị viêm trong giai đoạn tiền đái tháo đường do hệ miễn dịch bị tổn thương khiến cơ thể khó chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Giảm cân không rõ lý do. Lượng glucose trong máu không thể chuyển hóa thành năng lượng nên chất béo lưu trữ sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng giảm cân đột ngột ở giai đoạn tiền đái tháo đường.
PGS.TS Đức cảnh báo: "Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính và mạn tính. Các biến chứng cấp tính bao gồm tình trạng hôn mê do đường huyết tăng cao như: hôn mê nhiễm xêtôn axít và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu. Các biến chứng mạn tính bao gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu nuôi chân, suy thận, biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh đái tháo đường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng. Vì vậy, những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường (như béo phì, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, lười vận động...) nên kiểm tra đường huyết định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, tránh xảy ra biến chứng lâu dài".
https://www.nguoiduatin.vn/dau-hieu-nhan-biet-can-benh-giet-nguoi-tham-lang-dai-thao-duong-a320668.html

Tin tức mới nhất
- Mới nhất: Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc, phân luồng người nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh
- Thực phẩm giàu vitamin B: Nguồn dinh dưỡng có ích cho người mất ngủ
- Giảm cân cấp tốc trong 3 ngày
- Ngày 15/5: Tin vui chống dịch, ca COVID-19 mới giảm, số khỏi bệnh nhiều gấp 3 số mắc, không có F0 tử vong
- Ăn trứng nhiều bị gì không? Tác hại của việc ăn nhiều trứng
- Mẹ bầu sinh mổ nhờ bác sĩ 'tiện tay' cắt mỡ bụng, ông trả lời vừa hóm hỉnh vừa bất ngờ
Hỏi - Đáp
Đọc nhiều
-
Chớ dại uống 4 loại nước này khi ngủ dậy vào buổi sáng
29/04/2022 09:00:00
-
Sai lầm tuyệt đối tránh khi sơ cứu cho người già
13/04/2022 08:20:00
-
Chị em nhớ mang thai ở "độ tuổi vàng" để con sinh ra thông minh vượt trội
14/04/2022 08:30:00
-
Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin COVID-19
21/09/2021 08:00:00
-
Mát bổ là thế nhưng những người sau nên tránh xa rau mồng tơi kẻo gặp họa
06/12/2021 08:00:00
-
Bản tin Covid-19 ngày 23/7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh đã có đến 3.302 ca
23/07/2021 08:50:00