Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé! Mẹ hãy chuẩn bị các món ăn ngon ngay đi
15/07/2022 00:00:001. Ăn dặm truyền thống
Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé! Mẹ hãy chuẩn bị các món ăn ngon ngay đi
- Bé chảy nhiều dãi
- Nhú mầm răng
- Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ
- Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên kia.
- Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bé mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm
- Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn
- Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg
2. Ăn dặm kiểu Nhật
Bé có các đặc điểm này là đã muốn ăn dặm lắm rồi mẹ nhé! Mẹ hãy chuẩn bị các món ăn ngon ngay đi
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn
- Trẻ nhanh đói: Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cấp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm
- Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một giấu hiệu.
3. Ăn dặm BLW
đặc điểm nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Khi bé được khoảng 5.5 tháng tuổi, nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu dưới đây thì có thể cho bé bắt đầu thử sức với phương pháp BLW
- Bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi - Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng
- Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào mồm chính xác
- Bé đã gần đủ hoặc hơn 6 tháng tuổi
ĐẶC BIỆT: Với phương pháp này có những dấu hiệu không phải sẵn sàng khác với 2 phương pháp ở trên
- Tỉnh giấc đêm: Bé hay tỉnh giấc vào ban đêm là do lịch sinh hoạt chưa phù hợp chứ không phải dấu hiệu trẻ cần ăn dặm. Cha mẹ nên điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hằng ngày của bé phù hợp với độ tuổi tương ứng. - Chậm tăng cân: Theo các nghiên cứu, sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải dấu hiệu ăn dặm.
- Bé chăm chú nhìn cha mẹ ăn với tay ra đòi đồ ăn. Khoảng 4 tháng bé sẽ có 1 bước phát triển mới về nhận thức trong đó có việc bé rất chăm chú quan sát các hoạt động của người khác chứ không phải bé đòi ăn. Bé tóp tép miệng theo cha mẹ. Đơn giản là bé bắt chước theo cha mẹ đang nói chuyện hoặc đang nhai thức ăn.
- Bé còi cọc hoặc bụ bẫm quá. Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, không thể lấy việc ăn dặm để điều chỉnh cân nặng của bé.
https://emdep.vn/lam-me/be-co-cac-dac-diem-nay-la-da-muon-an-dam-lam-roi-me-nhe-me-hay-chuan-bi-cac-mon-an-ngon-ngay-di-20171014165946787.htm

Tin tức mới nhất
- 7 sai lầm khi nướng thịt khiến món ăn gây hại cho sức khỏe
- 8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chế biến không đúng cách, nhiều người hay mắc phải
- Đừng bao giờ kết hợp trà với những thực phẩm này kẻo gây tổn hại sức khỏe!
- 5 điều bạn nên biết trước khi thực hiện chế độ ăn giàu protein
- Những sai lầm khi chế biến đồ ăn với tỏi mà nhiều người nội trợ hay mắc phải
- Những thực phẩm dễ hỏng, dễ gây ngộ độc trong mùa hè
Hỏi - Đáp
Đọc nhiều
-
Chớ dại uống 4 loại nước này khi ngủ dậy vào buổi sáng
29/04/2022 09:00:00
-
Ăn lẩu theo 5 cách này gây ảnh hưởng không tốt sức khỏe, nhiều người đã và đang mắc phải
20/10/2022 08:00:00
-
Sai lầm tuyệt đối tránh khi sơ cứu cho người già
13/04/2022 08:20:00
-
Mát bổ là thế nhưng những người sau nên tránh xa rau mồng tơi kẻo gặp họa
04/08/2022 08:00:00
-
Chị em nhớ mang thai ở "độ tuổi vàng" để con sinh ra thông minh vượt trội
14/04/2022 08:30:00
-
Những loại thực phẩm phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiệu quả
07/07/2022 09:30:00