Dùng thuốc thế nào để hạn chế loét dạ dày?
12/02/2019 16:33:01
Vậy tại sao thuốc lại gây loét? Có cách nào để hạn chế hoặc khắc phục tác dụng phụ này không?
Ong Văn Tùng(Bắc Kạn)
Đối với người bị bệnh về xương khớp thì một trong nhóm thuốc hay sử dụng là nhóm NSAID (thuốc chống viêm giảm đau không steroid), trong đó có aspirin. Aspirin và các thuốc trong nhóm có tác dụng giảm đau, viêm tốt làm cho người bệnh dễ chịu, nhưng bên cạnh đó thuốc cũng làm giảm việc tạo thành chất nhày của niêm mạc dạ dày - tá tràng. Chất nhày này có tác dụng bảo vệ dạ dày - tá tràng khỏi sự tấn công của acid dạ dày. Khi chất nhày bảo vệ bị suy giảm thì acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của dạ dày và gây loét. Đây cũng là một nhược điểm lớn khi dùng các thuốc này.
Hơn nữa, các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét. Vì thế, nếu như dùng đường uống thuốc sẽ gây loét theo hai cơ chế: kích ứng trực tiếp dạ dày và làm giảm chất nhày bảo vệ dạ dày.
Để khắc phục bất lợi này, đối với dạng viên thông thường cần phải uống thuốc sau khi ăn no để tránh kích ứng dạ dày và uống thêm thuốc chống loét (nhất là đối với những người có nguy cơ cao, có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng). Các thuốc dự phòng loét thường dùng như: nhóm ức chế bơm proton, các thuốc bao niêm mạc (các antacid: maalox, kavet), prostasglandin tổng hợp...
Dùng viên bao tan trong ruột. Đối với loại viên này khi dùng phải nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai, cắn, bẻ trước khi uống. Với dạng bào chế này, thuốc không tan trong dạ dày mà tan ở ruột. Vì vậy sẽ làm bớt loét. Khi uống dạng viên này làm sao cho thuốc xuống ruột thật nhanh, vì thế nên uống thuốc vào lúc đói hoặc xa bữa ăn như trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ. Ngoài ra, dạng viên sủi hay gói bọt hòa tan sẽ giúp thuốc được phân tán đều mà không tích tụ thành đám trong dạ dày giúp hạn chế cơ chế loét trực tiếp.
Tin tức mới nhất
- Thấy con thường xuyên có những biểu hiện bất thường này, cha mẹ hết sức cảnh giác, bởi đó chính là dấu hiệu của bệnh u não
- Gia tăng bệnh nhân mắc sởi
- Những điều cần tránh khi ăn rau súp lơ
- 10 cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột
- Nam giới muộn con, nên ăn gì?
- Con đỉa dài 6cm chui vào thanh quản của người đàn ông
Hỏi - Đáp
Đọc nhiều
-
Phát hiện virus khiến con người bị ngớ ngẩn
14/11/2016 14:14:38
-
Kĩ năng cần biết: Sơ cứu bỏng
14/11/2016 14:14:36
-
Luật mang thai hộ: Bệnh viện “bối rối” khi thực hiện
14/11/2016 14:14:43
-
6 tiêu chuẩn vàng cho một cơ thể khỏe mạnh
14/11/2016 14:14:43
-
11 siêu thực phẩm cực tốt giúp me bầu nhiều sữa sau sinh
14/11/2016 14:14:35
-
5 cách giúp con yêu chăm đọc sách
14/11/2016 14:14:35